Review Note

Last Update: 05/17/2024 11:44 AM

Current Deck: Kiến Thức nền NT YHN::1. Giải Phẫu::4. Hệ Tim Mạch::Bài 2: Tim

Published

Fields:

Title
Ngoại tâm mạc (Pericardium)
OccludedImage
First Aid
Comment
Etiology (overall)
Pathophysiology (overall)
Clinical Features (overall)
Diagnosis (overall)
Treatment (overall)
Plate
Q1
Gồm các lớp nào? 
1a
Gồm 2 lớp:
- Ngoại tâm mạc sợi - lớp ngoài (fibrous pericardium): một lớp mô liên kết dai bao quanh nhưng không dính vào tim
- Ngoại tâm mạc thanh mạc - lớp trong (serous pericardium): một lớp tế bào dẹt nằm trên một lớp mô liên kết dưới thanh mạc mỏng → tạo thành một túi kín nằm giữa tim và ngoại tâm mạc sợi

Q2
Đặc điểm của Ngoại tâm mạc sợi? Các vị trí bám? Vai trò?
2a
Ngoại tâm mạc sợi là một túi hình nón với miệng túi ở trên liên tiếp với lớp áo ngoài của các mạch máu lớn
Bám
:
- Gân trung tâm của cơ hoành ở dưới
- Mặt sau của xương ức (bởi các dây chăng ức ngoại tâm mạc - sternopericardial ligaments)
- Các thành phần trung thất sau ở sau (thực quản, động mạch chủ ngực....)
- Màng phồi trung thất ở hai bên
→ Vai trò như một "seat belt" giúp giữ tim ở vị trí của nó trong khoang ngực, hạn chế sự căng phồng của tim

Q3
Thần kinh hoành đi như thế nào trong lồng ngực?
3a
Thần kinh hoành đi giữa ngoại tâm mạc sợimàng phối trung thất

Q4
Ngoại tâm mạc thanh mạc gồm những lớp nào? Các lớp này phủ các cấu trúc nào của tim?
4a
Gồm 2 lớp:
- Lá thành (parietal layer): phủ mặt trong của ngoại tâm mạc sợi
Lá tạng (visceral layer)
+ Phủ mặt ngoài tim (nên còn gọi là thượng tâm mạc (epicardium)) và đoạn gần tim của các mạch máu lớn rồi lật ra liên tiếp với lá thành
+ Phần bao quanh các mạch máu lớn của lá tạng tạo nên 2 bao mạch: phía trước (một bao bọc quanh động mạch chủthân động mạch phồi) và phía sau (một bao bọc quanh 2 tĩnh mạch chủ và 4 tĩnh mạch phổi)

Q5
Ổ ngoại tâm mạc (pericardial cavity) là gì? Vai trò?
5a
Khoang giữa hai lá của ngoại tâm mạc thanh mạc được gọi là Ổ ngoại tâm mạc (pericardial cavity)
Vai trò: với một lớp dịch mỏng giữa 2 lá, cho phép lá tạng trượt lên lá thành khi tim đập
- Bao gồm 2 vùngXoang chếch ngoại tâm mạc (oblique pericardial sinus) và Xoang ngang ngoại tâm mạc (tranverse pericardial sinus)

Q6
Xoang chếch ngoại tâm mạc (oblique pericardial sinus) và Xoang ngang ngoại tâm mạc (tranverse pericardial sinus) đến từ đâu? Vị trí? Cách tiếp cận các xoang trong phẫu thuật?
6a
Đây là 2 vùng của ổ ngoại tâm mạc (pericardial cavity)
Xoang chếch ngoại tâm mạc (oblique pericardial sinus):
+ Vị trí: Nằm sau tâm nhĩ trái, giữa đường lật từ 4 tĩnh mạch phổi ra
+ Phẫu thuật: tiêp cận bằng đường vào từ dưới đỉnh tim rồi đi lên

- Xoang ngang ngoại tâm mạc (tranverse pericardial sinus):
+ Vị trí: nằm sau động mạch chủ lên và thân động mạch phổi, trước tĩnh mạch chủ trên và tâm nhĩ trái (tức là năm giữa bao động mạch và bao tĩnh mạch của lá tạng)
+ Phẫu thuật: Sau khi mở vào ổ ngoại tâm mạc từ phía trước, phẫu thuật viên có thể đưa một ngón tay vào xoang ngang qua khe giữa tĩnh mạch chủ trên và động mạch chủ lên

Q7
Các thần kinh chi phối Ngoại tâm mạc? Thần kinh nào chi phối cảm giác?
7a
- Chi phối: Thần kinh X (Vagus), thần kinh hoành (Phrenic) và các thân giao cảm (sympathetic trunk)
- Cảm giác: thần kinh hoành (có hướng đi theo động mạch ngoại tâm mạc - hoành, nhánh của động mạch ngực trong)

Q8
Các động mạch cấp máutĩnh mạch cho Ngoại tâm mạc?
8a
Động mạch:
- Nhánh từ động mạch chủ ngực (bronchial, esophageal)
- Động mạch cơ - hoành (musculophrenic)
- Động mạch hoành trên (superior phrenic)
Động mạch ngoại tâm mạc - hoành (pericardiophrenic artery) - quan trọng nhất, đi theo thần kinh hoành

Tĩnh mạch:
Đi vào hệ tĩnh mạch đơn, các tĩnh mạch ngực tronghoành trên

Q9
Thần kinh hoành đi theo cấu trúc nào?
9a
Thần kinh hoành có hướng đi theo động mạch ngoại tâm mạc - hoành (pericardiophrenic artery), nhánh của động mạch ngực trong (internal mammary artery)

Q10
Cơ chế của Tràn dịch ngoài màng tim (pericardial effusion) và chèn ép tim cấp (cardiac tamponade)? Nguyên nhân? Xử trí cấp cứu?
10a
- Nguyên nhân: chấn thương, phẫu thuật, hoặc lóc tách ĐMC
- Cơ chế: thông thường chỉ có một lượng dịch nhỏ giữa lá thànhlá tạng của ngoại tâm mạc thanh mạc
+ Khi chấn thương → ổ ngoại tâm mạc tiết nhiều dịch hơn 
+ Do ngoại tâm mạc sợi tương đối cố định và không dễ dàng giãn ra → dịch tăng nhanh gây chèn ép tim cấp
→ Chèn ép nhĩ phải làm giảm lượng máu về tim và cung lượng tim → hạ huyết áp, suy tuần hoàn
- Cấp cứu: hút dịch ngoài màng tim

Q11
Cơ chế của Viêm màng ngoài tim co thắt (constrictive pericarditis)? Triệu chứng? Điều trị?
11a
- Cơ chế: Dày bất thường của túi ngoại tâm mạc (có thể là hậu quả của viêm màng ngoài tim) → chèn ép tim → làm giảm chức năng → suy tim
- Triệu chứng: Dấu hiệu Kussmaul khi kiểm tra hồi lưu tĩnh mạch ở cổ (thường tĩnh mạch cổ xẹp khi máu về tim khi hít vào, nhưng bệnh nhân constrictive thì tĩnh mạch cổ nổi rõ trong thi hít vào)
- Điều trị: phẫu thuật mở túi ngoại tâm mạc

(Kussmaul sign is increased JVP upon inspiration due to right heart failure)
Q12
Nguyên nhân dẫn đến Viêm màng ngoài tim (pericarditis)?
12a
Nhiễm khuẩn, bệnh hệ thống (như bệnh thận mạn tính) và sau nhồi máu cơ tim

Q13
13a
Q14
14a
Q15
15a
Q16
16a
Q17
17a
Q18
18a
Q19
19a
Q20
20a

Suggested Changes:

Deck Changes (Suggestion to move the Note to the following Deck):

Field Changes:

Tag Changes: